Khi bạn cầm một sản phẩm máy câu đứng, hay máy câu ngang trên tay, sẽ có những dòng thông số ở máy bạn mù mờ không hiểu hết về các thông số của máy. Vậy bài viết này sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ những cách đọc thông số trên máy câu đứng và máy câu ngang và hộp máy để bạn hiểu rõ hơn.
A. Cách đọc thông số máy câu đứng
Mình sẽ giải thích đọc thông số máy câu đứng trước vì đơn giản và dễ hiểu hơn khi đọc của máy ngang.
Thông thường khi mua máy câu đứng bạn sẽ xem ở hộp đựng máy câu, hoặc mua online bạn sẽ thấy những thông số kĩ thuật này. Mình sẽ viết tiếng việt và tiếng anh về thông số để bạn hiểu rõ hơn.
Chú ý tới Size máy:
Các bạn thông thường sẽ thấy máy sẽ có kí hiệu 1000, 1500, 2000, 2500, 3000, như hình trên máy Shimano Sienna 2500 là máy này có Size 2500. Size máy này nhằm phân biệt các thông số ở máy câu và các công nghệ của máy. Size máy càng nhỏ thì thông số sẽ yếu hơn nhưng nhỏ gọn hơn, size máy lớn thông số sẽ lớn hơn nhưng máy to và nặng hơn.
Vậy với Daiwa thì sao? Daiwa cũng có những quy ước tương tự như Shimano ở một số thị trường, nhưng cũng có những quy ước và ký hiệu khác hoàn toàn với Shimano cụ thể như: DAIWA Theory 2510 PE-H thì đọc và hiểu như thế nào? Câu trả lời ngay đây:
– 2 chữ số đầu tiên sau tên máy chính là size máy: 25 tương đương với size 2500 của Shimano.
– 2 chữ số cuối đi cùng PE có nghĩa là bạn chỉ có thể vào đấy ống dây với 100m dây PE 1.0 ( theo tiêu chuẩn Nhật Bản).
– Chữ H cuối cùng chính là chỉ Hight Gear ratio ( vòng tua cao) và SH Super High Gear ( vòng tua siêu cao)
– Chữ C sau dãy số viết tắt cho: Compact Body ( Body nhỏ gon vd: body máy chỉ nhỏ như size 2500 vẫn là size 3000)
– Chữ R ( cái này shimano không có chỉ Daiwa có) nó có nghĩa là thân máy size 2500 nhưng ống dây lại là size 3000 nó ngược lại với dòng Compact bên trên, để làm gì? Tất nhiên là để xử lý và dòng cá dễ hơn thôi.
– Chữ DH hoặc W: Chỉ loại máy câu có tay quay kép ( double handle)
– Chữ F đứng sau dãy số: F( fluoro) máy đc modify để sử dụng dây Fluorocarbon.
– Chữ HD đứng phía trước dãy số: HD ( Heavy Dusty) là máy được thiết kế sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như nước lợ, mặn nó bền hơn và có vòng bi Mag Sealed và bên hơn các model thông thường. Ngoài dòng HD này thì còn có model BG rẻ hơn 1 chút vì không có vòng bi Mag Sealed dùng trong môi trường nước lợ cũng rất tốt.
– LB và LBD sau dãy số: LB ( Level Brake) có nghĩa là máy không có hệ thống hãm ( Drag) tự động mà do người sử dụng điều chỉnh các cấp độ hãm – phanh tùy ý. Cái thứ 2 thì bạn có thêm tùy chọn là hệ thống Drag kéo tự động theo tùy chỉnh cá nhân muốn máy xả Drag ra bao nhiêu dây.
– Daiwa LT ( Light and Touch) đc tung ra trong năm 2018 không khác gì dòng Ci4+ của Shimano, giữ được độ bền tương đương các loai máy khác nhưng trọng lượng máy giảm đi đáng kể nhờ công nghệ vật liệu mới và kể từ khi dòng máy LT của Daiwa ra đời thì các thông số sau này sẽ có thay đổi và gần hơn với thông số quy ước trên máy Shimano..
?1.Tỉ lệ chuyển động ( Gear Ratio ):
Đôi khi bạn thấy Gear Ratio 5.0:1 hoặc các máy khác 6.2:1 đây có nghĩa là tỉ số truyền động thu dây của máy câu.
Ví dụ với tỉ lệ chuyển động là: 5.0:1 thì có nghĩa bạn quay 1 vòng tay quay thì ống dây sẽ xoay 5 vòng, với tỉ lệ 6.2:1 thì bạn xoay 1 vòng tay quay thì ống sẽ quay 6.2 vòng còn bạn muốn biết thu về được bao nhiêu m dây thì lấy số vòng quay nhân với đường kính của Spoon sẽ ra được độ dài của đoạn dây thu vào.
Tỉ lệ chuyển động ( Gear Ratio ) khá là quan trọng, vì đây là tốc độ thu dây vào Ống dây (Spoon), tỉ lệ chuyển động càng nhỏ thì tốc độ thu dây vào chậm, tốc độ lớn thì thu dây vào nhanh hơn. Đối với việc câu mồi giả việc chọn lựa tốc độ vòng quay rất quan trọng.
2. Lực kéo của máy (Drag):
Dây là lực kéo của máy được NXS khuyên dùng để kéo một con cá, như hình trên là máy shimano Sienna 2500 có lực kéo là 4kg. Tuy nhiên đây là thông số khuyên dùng, nếu gặp cá trên 4kg mọi người vẫn kéo được tuy nhiên sẽ rất cực.
LƯU Ý CHO BẠN: Lực kéo khác lực nâng nhé. Máy câu sinh ra là để kéo cá và giữ con cá không phải máy nâng để bạn dùng nhấc bổng con cá dưới nước lên bờ.
3. Trọng lượng của máy:
Phần thông số này là phần đánh giá máy câu này nhẹ hay nặng, có phù hợp với tay cầm của bạn hay không. Với bộ môn lure cá lóc hoặc các loại cá khác thì việc chú ý tới trọng lượng của máy hay cần rất là quan trọng.
4. Bạc đạn (vòng bi) của máy:
Bạc đạn của máy có tác dụng làm cho máy chuyển động có mượt không và máy có nhiều bạc đạn thì sức tải cá sẽ lơn hơn, và máy chuyển động êm hơn. Ngoài ra một số máy câu có thông số bạc đạn như “+1” có nghĩa là máy câu đứng này được thêm sự hạn chế mài mòn và xoắn dây và được gia cố thêm lớp chống mài mòn ăn muối nước mặn lợ.
5. Đường kính của tay quay:
Phần này cần thủ không cần phải chú ý nhiều đến, vì một số máy sẽ không có phần thông số này.
6. Sức chứa dây của máy:
Phần sức chứa dây của máy nhằm mục đích để cần thủ hiểu rõ máy câu của mình chứa được bao nhiêu dây, đường kính dây mỗi loại vào đc là bao nhiêu, ngoài thông số in trên hộp thì ở phần Spool của máy NXS cũng in thông� trên lô chứa dây của máy câu.
B. Cách đọc thông số máy câu ngang.
Với máy câu ngang thì ký hiệu thông số cũng như máy đứng, tuy nhiên với máy ngang sẽ thiên về nhiều công nghệ ở trên máy hơn. và mỗi dòng máy sẽ phục vụ nhu cầu khác nhau.
Máy ngang Daiwa Tatula Elite P/F
Những dòng thông số này cũng cơ bản như máy đứng, tuy nhiên khi lựa chọn máy ngang sẽ có nhiều thông số khác các bạn cần biết nhiều hơn về vòng tua sử dụng con mồi như thế nào hợp lý, máy ngang tay trái tay phải là như thế nào, ký hiệu HG, XG, MGL, rồi 150 và 151, 201, 200 là gì ???. Mình sẽ giải thích chi tiết những thông số để bạn hiểu rõ hơn chọn cho mình 1 con máy ngang phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ký hiệu Phân biệt máy tay trái và tay phải như thế nào
Đối với dòng máy Shimano: Ví dụ thông số 151 – 150
151: tay quay nằm bên trái
150: Tay quay nằm bên phải
150: Tay quay nằm bên phải
Phân biệt rât đơn giản chỉ với số 0 và số 1 ở sau, vì thế với máy tượng tự 200 – 201, 300 – 301
Vòng tua của máy ngang ảnh hưởng tới con mồi như thế nào ?
Đối với vòng tua của máy ngang cực kỳ ảnh hưởng tới Action ( Kiểu đi ) của con mồi, mỗi vòng tua sẽ phù hợp với nhu cầu của các thể loại mồi như sau đây.
– Vòng tua Từ 5.0:1 -> 5.8:1 thích hợp với loại mồi: Mồi crank loại có thìa trước cản nước lớn.
– Vòng tua từ: 6.1:1 -> 6.8:1 (60cm – 70cm ) Vòng tua chậm: mồi crankbait, Spiner, mồi cá sắt, mồi Vib, mồi nhái hơi. Với vòng tua này thường không có ký hiệu gì trên máy
Vòng tua từ: 7.0 -> 7.8 (70cm – 80cm ) Vòng tua vừa đa dụng ký hiệu ( HG ): Phù hợp với loại mồi, cá sắt, mồi Vib, mồi Pencil, Jarkbait, mininow, Poper, WalkingDog. JigHead, mồi mềm
– Vòng tua từ: 8.0 -> 9.0 hoặc 10.0: Vòng tua nhanh ký hiệu ( XG ): Phù hợp chơi nhái nhảy, Buzzbait ( loại mồi có thìa xoay tạo âm thanh phí trước ), ribbit , dòng mồi này cần phải có máy có vòng tua cao mới tạo ra được Action của con mồi, như nhảy trên mặt nước, hoặc lướt trên mặt nước phải nhanh.
Vậy nên mua vòng tua nào hợp lý nhất:
Nếu bạn muốn một máy có thể câu nhiều loại mồi thì hãy chọn các máy có ký hiệu HG, đây là dòng máy đa dụng, đánh được nhiều loại mồi, ngoài ra còn tùy vào sở thích và cách đánh của anh/em mà có thể chọn ra loại máy mà mình muốn sử dụng
Leave a comment