Kinh Nghiệm

Hướng dẫn tra dầu bảo dưỡng máy câu đứng

Các loại máy câu dù là máy đứng hay máy ngang đều cần phải bảo dưỡng sau một thời gian sử dụng. Đặc biệt là các máy bạn thường xuyên sử dụng để câu nước lợ hoặc nước mặn. Đối với các môi trường câu này, dù máy câu có làm từ vật liệu gì, chất lượng như thế nào đều có khả năng bị hoen gỉ hoặc ăn mòn. Do đó tra dầu bảo dưỡng hết sức quan trọng để đảm bảo tuổi thọ của máy. 

Đối với máy câu đứng, việc sử dụng, tháo lắp đều đơn giản hơn máy câu ngang, tuy nhiên đối với những bạn chưa biết tháo lắp máy thì nó vẫn khá phức tạp do nó được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.

Cách tra dầu bảo dưỡng máy.

Bạn nên lau khô máy mỗi lần đi câu về, lau khô máy giúp bảo vệ máy khỏi mài mòn tốt hơn. Trong một số dòng máy cấu hình thấp, airrotor của máy cũng được thiết kế theo kiểu tản khí – tản nhiệt bên trong máy, giúp máy khô nước nhanh khi sử dụng để tránh bị gỉ sét và mài mòn.

Về rửa máy:

  • Khi rửa máy nên rửa bằng vòi sen, vòi nước chảy nhẹ. Không nên ngâm/nhúng máy vào xô, chậu để rửa
  • Trước khi rửa phải khóa mobin máy tránh nước xâm nhập bảo bên trong
  • Cần đặc biệt chú ý tại 2 điểm đó là xung quanh vòng cuộn dây (spool) và chỗ ra dây (line-rolle)
  • Sau khi rửa xong thì lắc, vẩy nhẹ máy cho nước ra hết, và dùng khăn để lau khô.
  • Nên tháo dây ra hết trước khi rửa
  • Tháo máy ra khỏi cần trước khi rửa
  • Không được rửa máy bằng nước ấm hoặc nước nóng.

Về tra dầu cho máy

  • Trước hết tháo tay quay của máy ra
  • Tiếp đến là mô đun đệm
  • Tháo ống cuộn dây (ổ chứa dây)
  • Tháo bánh răng của máy
  • Tiếp đến là tháo rotor (bộ phận cân bằng, rotor quay tản nhiệt…)

Chú ý: Khi tháo từng bộ phận, cái đinh, bộ phận nên sắp xếp chúng theo thứ tự, sau khi bảo dưỡng xong lắp vào sẽ dễ dàng hơn.

Nếu máy câu của bạn không hỏng hóc gì, chỉ cần tháo đến rotor và tra dầu. Nếu bạn cảm thấy máy câu hoạt động có vấn đề, tiếp tục tháo đến vòng bi chính, thường nó được giữ bằng hai con ốc ở hai bên, bạn có thể tháo nốt và rút bánh răng chính và vòng bi chính ra.

Khi tháo bộ phận này đặc biệt cần lưu ý vị trí từng bộ phận

  • Làm sạch bánh răng bằng dầu rửa chuyên dụng sau đó lau khô
  • Tiếp theo tra dầu vào trục bánh răng, bôi đều
  • Tương tự đối với vòng bi, tiến hành lau sạch và tra dầu lên trục và các viên bi sau đó lau sạch phía bên ngoài.
  • Lắp trục bánh răng, bánh răng và vòng vi theo vị trí cũ. 
  • Tiếp đến là ống cuộn dây, trục của ống cuộn cũng cần được làm sạch và tra dầu, với bộ phận này bạn không cần phải tra quá nhiều dầu.
  • Cuối cùng lắp tất cả các bộ phận được tháo ra lại như cũ là xong.

Như vậy, việc tháo lắp một máy câu đứng khá đơn giản so với một máy câu ngang. Các bộ phận cần được tra dầu bảo dưỡng bao gồm các trục quay, ổ bi, bánh răng. Trước khi tra dầu cần phải rửa bằng nước rửa chuyên dụng, sau đó lau khô và tra dầu.

Bình thường, sau mỗi lần đi câu về bạn nên lau khô máy, sau 5-10 lần sử dụng bạn nên tháo máy bảo dưỡng một lần (đối với câu nước mặn). Tùy vào loại máy bạn sử dụng là loại máy nào, có kháng mặn hay không, nếu hoàn toàn kháng mặn bạn không cần phải bảo dưỡng quá thường xuyên.

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Kinh Nghiệm

NOEBY- Thương hiệu tầm trung đáng mua nhất 2020

  Thương hiệu NOEBY Fishing Tackle Co., Ltd được thành lập năm...

Kinh Nghiệm

RAPALA- Thương hiệu đồ câu cao cấp Phần Lan

Rapala bán hơn 20 triệu mồi mỗi năm, tại 140 quốc gia...

Kinh Nghiệm

Lịch sử thương hiệu máy câu Daiwa

Ngay từ những ngày đầu tiên trở thành công ty vào năm...

Kinh Nghiệm

Lịch sử 100 năm của thương hiệu SHIMANO ít người biết

Thương hiệu Shimano là một trong những nhà sản xuất hàng đầu...