Thị trường dây câu hiện nay cũng muôn hình vạn trạng với rất nhiều loại dây với chất lượng khác nhau, do vậy chọn được dây câu tốt tuy dễ mà không dễ. Ngoài ra, chọn dây câu cũng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trước hết là loại hình câu, sức tải dây của máy, sức tải dây của cần, môi trường nước câu, và cuối cùng là loại dây câu mà bạn thích.
Hiện nay có hai loại dây câu cơ bản, đó là dây bện Braid (dây dù) và dây cước (Fluorocarbon).
Thông thường, theo cách câu lure của các cần thủ chuyên nghiệp trên thế giới, đặc biệt là câu cá nước mặn họ sẽ kết hợp cả hai loại dây để đi câu, dây dù mảnh hơn, sức chịu lực tốt, không giòn dùng để nối từ ống cuộn tới dây cước, còn dây cước là đoạn khá ngắn (từ khoảng 1-3m tùy loại hình câu cá) nối với mồi câu.
Vậy, tại sao phải dùng cả hai loại dây?
Dây dù thường mảnh, chắc chắn, bền do đó được dùng để tải các loài cá lớn. Tuy nhiên một số loại dây dù rẻ tiền thấm nước, dễ bị xước do ma sát với các khoen dẫn, hoặc khi bị ướt rồi rất dễ bị rối, xoắn dây dây đứt dây. Do đó, mặc dù dây dù rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là nên chọn loại dây không thấm nước, cực bền với sức chịu tải cao.
Dây cước là loại dây nối vào mồi, thường các loại dây cước đều có màu trong, hoặc xanh nước biển nhẹ nhằm “tàng hình” trong nước, tránh để con cá phát hiện ra thì nó mới đớp mồi.
Tại sao không dùng chỉ dây cước là đủ?
Dây cước thường là loại dây có đường kính lớn, trong khi đó khi đi câu biển, sông cần phải dùng dây câu có độ dài lớn, đặc biệt là trong câu nước mặn. Do đó nếu chỉ dùng dây cước, dây sẽ không đủ dài để sử dụng.
Thực tế, các cần thủ câu nước ngọt ở Việt Nam cũng thường xuyên chỉ dùng dây cước, điều đó hoàn toàn có thể, do câu ở các khu vực ao, hồ, sông suối không cần dùng đến dây quá dài, sức tải cũng không quá cao vì hiếm câu được cá to. Các loại trắm, chép, trê to nhất cũng khoảng từ 5-12kg, do đó không cần phải dùng thêm dây bện, chỉ cần dùng dây cước tốt, đường kính nhỏ hơn một chút, chịu tải khoảng 5-7kg là đã quá đủ dùng.
Một số lưu ý khi chọn dây câu
- Dây dù
- Chọn dây loại mỏng không thấm nước, loại cực kỳ chịu lực càng tốt. Độ mảnh của dây dù cũng giúp cảm nhận được cá ở dưới nước tốt hơn.
- Màu của dây dù không quá quan trọng do nó không chìm sâu dưới nước, nhưng vẫn nên chọn các loại dây có màu xanh nhạt, nâu nhạt dễ lẫn trong màu nước.
- Chọn loại dây có sức tải nhiều hơn so với loại cá mà bạn thường câu.
- Một số hãng sản xuất dây câu cũng ký hiệu riêng cho các loại dây, kết hợp với tên sản phẩm như dây “ultra light” dùng câu cá nhỏ như cá rô và “big game” dùng câu cá lớn như cá Thu.
- Dây cước
- Chọn loại dây có đường kính nhỏ, loại dẻo và bền hoặc cực bền. Đường kính nhỏ giúp máy có thể tải nhiều dây hơn trong trường hợp bạn chỉ dùng dây cước để câu chứ không dùng dây bện. Dây dẻo thường có sức chịu tải cao, không bị giòn gãy, đứt.
- Chọn loại dây có màu trong (không màu) hoặc dây có màu xanh nhạt, do đó khi thả mồi dây sẽ dễ tàng hình trong nước hơn.
Hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại dây câu chất lượng cực tốt, giá cũng không quá cao, do đó anh em cũng tiếp cận được nhiều sản phẩm tốt để sử dụng. Trong điều kiện câu cá nước ngọt ở Việt Nam, điển hình như lure ở sông, suối, lure lóc thì câu bằng dây cước mỏng với sức tải cao là hợp lý nếu không muốn chi một khoản tiền khác để mua dây dù.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng dây cước quá to để lure, các action của mồi sẽ bị hạn chế, do đó bạn cần phải chọn loại có đường kính bé hơn và dẻo hơn để câu cá được hiệu quả hơn.
Leave a comment