Cá chép và cá rô phi là hai loại cá dễ câu nhất đối trong câu cá nước ngọt, trước tiên là do khí hậu, nước, tự nhiên ở sông ngòi ao hồ Việt Nam thích hợp cho chúng phát triển mạnh, thứ hai là hai loại này sinh sản nhiều, quần thể cá thể cũng nhiều, thức ăn đa dạng và phong phú tại tầng nổi và tầng đáy của các ao hồ sông suối.
Tuy nhiên, mặc dù chép và rô phi dễ câu, nhưng đối với các cần thủ mới vào nghề thì nhiều khi cũng phải xách cần về không do chưa biết mẹo mà cách câu, làm mồi câu sao cho nhạy nhất. Hôm nay vuadocau sẽ giới thiệu cho các bạn những lưu ý khi đi câu chép, rô phi và cách làm mồi sao cho nhạy nhất.
Trước tiên đối với câu cá chép, rô phi, thông thường các cần thủ chọn câu lục, câu lăng xê, câu chùm nho và thi thoảng câu đơn, trong đó câu lục và lăng xê và phổ biến nhất. Tạo mồi trước khi đi câu là điều không thể thiếu, không ai lại vác cần đi không mà không chuẩn bị mồi cả, tùy vào mục đích câu mỗi loài cá sẽ có cách tạo mồi khác nhau. Nhưng nhìn chung đối với các loài cá nước ngọt mồi làm từ ngũ cốc là những nguyên liệu cơ bản.
Như vậy, mồi là không thể thiếu, đặc biệt đối với câu lục cần nhiều mồi hơn những loại câu khác vì loại hình câu này khá là tốn mồi. Hơn nữa bạn cũng nên biết điều gì sẽ xảy ra sau khi thả mồi câu lục đối với chép và rô phi, và sau khoảng bao lâu sau khi thả mồi thì chép bắt đầu cắn câu….
Thông thường, trước tiên sau khi thả mồi đối với câu lục, lăng xê đàn cá nhỏ trong ao, hồ… sẽ đến và xỉa mồi rất nhanh, trong khoảng 10-15 giây mồi thả câu lục đã bị đàn cá nhỏ xâu xé tan nát, tiếp đến cá to sẽ xuất hiện nhưng là cá ăn thịt vì có sự xuất hiện của cá nhỏ, lúc này cá nhỏ cũng sẽ tản ra. Sau khi cá ăn thịt đi khỏi thì cá nhỏ quay trở lại và bây giờ mới là lúc chép, rô phi củ xuất hiện.
Tuy nhiên chúng nó sẽ không ăn ngay mà chỉ thăm dò trước và sau đó mới là sự xuất hiện thực sự của đàn cá to. Ngoài ta, chép, rô phi có thói quen hút và ngậm mồi, nếu chúng cảm thấy nguy hiểm chúng sẽ thổi ra rất nhanh, đó cũng là lý do mồi bột nhỏ hết mà không dính cá, thấy cá cắn câu mà kéo lên thường hụt. Đối với rô phi thì dễ hơn so với câu chéo, rô phi thường ăn tạp và ăn nhanh, không cẩn thận như chép do vậy nhiều khi đi câu trúng ổ rô phi giật cần liên tục.
Đối với mẹo làm mồi câu chép và rô phi, đặc biệt là chép thì mồi cần phải được ủ, càng thơm càng tốt, sử dụng nhiều ngũ cốc trong mồi và đặc biệt là ngũ cốc hạt to. Chép củ thường đến sau đàn cá nhỏ, do vậy nếu làm mồi không có hạt ngũ cốc thì bầy cá nhỏ rỉa mồi sẽ rất nhanh hết, chép củ thường đến sau do vậy nếu mồi đã tan hết thì nó sẽ đi mà không ăn.
Đó là lý do nhiều khi đi câu mặc dù hồ cực nhiều chép, rô phi mà câu không được con nào, thực tế là đàn cá nhỏ rất nhanh đã ăn hết mồi. Thông thường làm mồi câu chép củ các bạn nên nấu bung ngô hạt to cho thêm vào, vì sau khi các cá nhỏ ăn hết các mồi vụn, phần sót lại sẽ là mồi to và lúc này mới là lúc bầy chép củ hoạt động.
Đối với mồi câu rô phi, bạn có thể cho thêm lượng cám tanh, vì rô phi ăn tạp và mùi tanh sẽ thu hút chúng rất nhanh. Thêm một điều cần lưu ý nữa đó là nếu bạn làm mồi chung câu trắm, chép, trôi và rô phi, đặc biệt là mồi câu chép và rô phi chung, thì thông thường sau khi chép củ đến trước ăn mồi thì rô phi sẽ không đến ăn hoặc rất ít, đối với rô phi cũng vậy, một khi bạn đã kéo cần lên rô phi thì đến 70% sẽ lên toàn rô phi đối với địa điểm thả mồi đó.
Như vậy, hiểu thêm được diễn biến xảy ra dưới nước sau khi thả mồi, đặc biệt là đối với câu lục và câu lăng xê giúp bạn lý giải tại sao đôi khi câu hồ nhiều cá mà không được con nào hoặc chỉ được một số con nhỏ. Ngoài ra đối với mồi câu cá nước ngọt nói chung, câu chép và rô phi nói riêng tốt nhất mồi nên được ủ, có mùi thơm và vị chua vì chép, rô phi thích những thức ăn có vị chua và không quên cho ngũ cốc loại hạt to, thông thường là ngô để đảm bảo chắc chắn rằng sẽ câu được cá củ. Chúc các bạn may mắn trong lần câu tới!
Leave a comment