Chọn cần câu chuẩn với chất lượng tốt là nền tảng để có được thành công và niềm vui cho các cần thủ, chọn cần câu thậm chí là đặc biệt quan trọng đối với những bạn câu cá nước mặn. Kể cả đối với máy câu cũng vậy, câu nước mặn là câu cá trong môi trường nước đặc biệt, nhiều muối và khoáng chất do đó độ bền của cần và máy câu sẽ thấp hơn so với câu nước ngọt.
Ngoài ra câu cá nước mặn thường các cần thủ hướng tới những loài cá khủng, cá khỏe do đó chọn cần sao cho phù hợp là điều cực kỳ quan trọng. Bạn không muốn bất kỳ yếu tố xấu nào ảnh hưởng đến buổi câu cá của bạn, cần của bạn đủ cứng và dẻo để chinh phục cả những chú cá to và bự, bạn không muốn bất kỳ thiết bị hay bộ phận câu cá của bạn không bị làm hỏng, gãy, nứt… thì cách chọn cần câu trong bài viết này thực sự sẽ hữu ích cho bạn.
Như chúng ta đã biết hai phần chính để câu cá là cần câu và máy câu. Dù cho một máy câu tốt như Penn Battle II hay Shimano Stradic FK rất quan trọng, thì một yếu tố khác không kém phần quan trọng đó là chọn một cần câu phù hợp với máy câu mà bạn đang sở hữu. Vì vậy, nếu bạn đang tự hỏi mình nên chi bao nhiêu cho một chiếc cần tốt, câu trả lời có thể dao động trong khoảng từ 39,99$ thấp nhất cho một chiếc cần như chiếc Ugly Stik GX2 lên đến vài trăm đô.
Trong hầu hết các trường hợp, tôi không nghĩ rằng các cần thủ nên chi một số tiền lớn cho cần câu nếu các bạn câu cá ít thường xuyên. Tuy nhiên dùng một cần câu tốt khi bạn câu thường xuyên là một điều thực sự nên làm, thường là mỗi tháng bạn câu ít nhất 2 lần. Nếu bạn thuộc kiểu người cẩn thận và chăm sóc tốt mọi thứ thì bạn có thể cân nhắc đến việc bỏ thêm vài đô để có được chiếc gậy tốt hơn để có được sự phù hợp hơn với máy câu cũng như giúp bạn thoải mái trong một ngày dài đi câu.
Các bộ phận chính của một cần câu:
- Handle: Tay cầm/ Cán cần
- Reel seat: Bát máy
- Hook Keeper: Núm giữ lưỡi câu
- Blank: Thanh cần
- Guides: Các ống dẫn dây
- Tip: Đầu cần
Thanh cần
Thanh cần là thành phần chính của một cần câu, là bộ phận mà mọi thứ khác được gắn vào, vì vậy nó là nền tảng của cần câu của bạn. Thanh cần ngày nay có thể được làm từ nhiều loại vật liệu, phổ biến nhất là sợi thủy tinh và than chì hoặc kết hợp cả hai. Sợi thủy tinh đã được sử dụng để sản xuất các thanh cần từ đầu năm 1950 và nó vẫn được sử dụng để chế tạo một số cần câu lớn ngày nay. Hầu hết các thanh cần sợi thủy tinh sẽ có chất lượng các hành động và độ nhạy được đánh giá từ chậm cho đến trung bình.
Thanh cần được làm từ chì đầu tiên được Fenwick giới thiệu ra thị trường vào năm 1974. Than chì là một vật liệu rất phổ biến ngày nay và nó có các mô-đun khác nhau đề cập đến độ cứng của than chì. Các mô-đun càng cao thì thanh cần càng cứng sẽ càng nặng, nghĩa là bạn có thể sử dụng ít vật liệu hơn để đạt được độ cứng và do đó tạo ra một thanh có trọng lượng nhẹ hơn.
Khi bạn nhìn vào các thanh cần được làm từ than chì, rất có thể bạn sẽ thấy các số nhận dạng như IM6, IM7 và IM8 là các số thương mại được sử dụng bởi Hexcel Corp để xác định các sợi của chúng có tên riêng là Hercules.
Đế cần
Đế của cần câu là phần dưới cùng và phục vụ một số mục đích tùy thuộc vào loại cần câu. Mục đích chính là bảo vệ và hoàn thành phần cuối của thanh cần. Trên một số cần câu bạn sẽ có đế lớn hơn đôi khi được gọi là đế cần chiến đấu. Đế cần chiến đấu lớn hơn có thể được đặt vào bụng của bạn khi chiến đấu với một con cá lớn hơn thì nó sẽ mang lại cho bạn nhiều đòn bẩy hơn.
Tay cầm
Tay cầm có thể được làm từ nhiều loại vật liệu. Các cần rẻ hơn thường sẽ có tay cầm làm bằng vật liệu tổng hợp như EVA. Cá nhân tôi thích một tay cầm nút chai vì nó nhẹ và cung cấp độ bám tốt ngay cả khi nó ướt. Độ dài ngắn của tay cầm ở mỗi loại cần là khác nhau và được làm từ những vật liệu khác nhau.
Tuy nhiên bạn nên chọn loại cần có tay cầm với độ dài trung bình, được làm từ vật liệu có độ bám dính cao, ít trơn trượt dù cho tay của bạn ra mồ hôi vẫn dễ dàng khi ném mồi hoặc kéo cá.
Bát máy
Bát máy là bộ phận gắn máy câu vào cần . Một bát máy chất lượng tốt sẽ được cắt ra để chiếc máy thực sự chạm vào chỗ trống của thanh cần, điều này cho phép truyền cảm giác tốt hơn về những hành động của mồi và cá khi chúng tương tác dưới nước.
Các vòng dẫn dây câu
Hầu hết các vòng dẫn dây mà bạn tìm thấy ngày nay được làm bằng một số loại kim loại có chèn gốm, phổ biến nhất là Hardloy, Hialoy và Aluminium Oxide. Các cần câu chất lượng tốt hơn sử dụng thép không gỉ như trên Ugly Stik GX2, vòng dẫn dây là một mảnh duy nhất có vẻ bền hơn. Các vòng dẫn rất cao cấp được làm bằng một dây titan có khả năng quay vòng lại lại giống như một số kính mắt hiện đại.
Các vòng dẫn dây rất quan trọng vì một vòng dẫn chất lượng cao được làm từ Silicon carbide hoặc SiC, mang lại một bề mặt mịn màng với rất ít ma sát cho phép ném và rê mồi lâu hơn, dễ hơn và chuẩn xác hơn. Một vật liệu khác bạn sẽ tìm thấy được gọi là Alconite, đây là một chất thay thế chất lượng cao cho SiC và rẻ hơn nhiều.
Lưu ý: Không bao giờ đặt lưỡi câu của bạn lên một vòng dẫn dây vì nó sẽ làm hỏng, xước, tạo ma sát cho đó dây của bạn sẽ bị yếu sau khi tiếp xúc với vòng dẫn dây.
Vị trí gắn lưỡi câu (Hook Keeper)
Gắn giữ lưỡi câu là vị trí để bạn giữ lưỡi câu khi câu xong, hoàn thành một hành động ném – rê mồi, thu dây… những khi bạn tạm thời chưa cần dùng đến lưỡi câu đó.
Đầu cần
Đầu cần nằm ở đầu trên cùng của thanh cần, là phần hẹp nhất của thanh và dễ bị gãy hoặc hư hỏng nhất là nếu nó làm từ than chì. Đầu cần có hai kích thước, kích thước ống và kích thước vòng. Kích thước ống là bên trong của ống, nơi đầu của cần được chèn vào. Kích thước vòng đề cập đến kích thước của vòng (vòng dẫn dây) nơi mà dây câu đi qua. Thông thường các cần lớn hơn cũng có kích thước vòng lớn hơn.
Điều tiếp theo bạn phải xem xét khi chọn một cây cần là loài cá bạn sẽ nhắm đến là gì. Kích thước và loài cá sẽ ảnh hưởng đến chiều dài, sức mạnh / trọng lượng, hành động và vật liệu mà thanh cần được làm ra
Về độ dài
Có một số điều mà bạn cần xem xét khi bạn nghĩ về chiều dài của cần câu. Đầu tiên là bạn sẽ câu cá ở đâu và loại cá nào. Nếu bạn đang theo đuổi những con cá gần bờ cỡ trung bình trong phạm vi 1-25 lbs thì bạn sẽ muốn một cần câu với độ dài từ 6′ – 7,5 inch. Tôi thích các cần đơn mảnh vì chúng bền hơn và cần dài 7 inch vẫn phù hợp với hầu hết các loài cá mà không gặp vấn đề gì.
Nếu bạn hướng đến các loài lớn hơn như Cá mú, thì bạn sẽ cần một chiếc cần ngắn và mạnh hơn có thể xử lý những con cá nặng đến vài trăm cân này.
Khi ném mồi và rê mồi, bạn sẽ cần hướng đến một chiếc cần dài hơn, thường là trong phạm vi 11-13 feet và dễ sử dụng cũng như có thể làm đòn bẩy cho ném mồi với khoảng cách xa hơn. Tuy nhiên khi câu cá to cần dài thường lại là một điểm bất lợi, do đó cần dài hơn không có nghĩa là nó tốt hơn.
Tùy vào loài cá mà bạn hướng đến và địa hình câu sẽ là những mấu chốt chính khi bạn lựa chọn chiếc cần câu cho buổi đi câu đó. Một cần câu chất lượng trong phạm vi 11-13 inch rộng là một lựa chọn tốt và rẻ hơn so với nhiều lựa chọn khác.
Độ mạnh và cứng của cần
Độ cứng liên quan đến việc cần bao nhiêu áp lực để uốn cong thanh cần. Thanh cần càng nặng thì càng cần nhiều áp lực hoặc trọng lượng để uốn cong nó. Tùy thuộc vào sản xuất, bạn sẽ có nhiều cách đánh giá và lựa chọn những thanh cần với độ cứng khác nhau. Tuy nhiên khi chọn cần câu nên lựa chọn những loại cần mà có thể uốn cong, dẻo hơn để dễ dàng kéo những con cá lớn. Ngược lại những thanh cần quá cứng đàn hồi kém, khó bẻ cong lại là những thanh cần giòn dễ nứt và gãy.
Các loại cần với độ cứng điển hình là:
- Nhẹ
- Nhẹ vừa
- Trung bình
- Trung bình / nặng
- Nặng
Một cách khác mà một số nhà sản xuất đánh giá các thanh cần là với một hệ thống số, thường là 1-5 trong đó 1 là nhẹ nhất và 5 là nặng nhất.
Độ nhạy của cần
Độ nhạy của cần được xác định bằng cách nó dễ dàng và bao xa từ đầu que sẽ có thể uốn cong hoặc bẻ cong khi bạn có một con đã cắn câu. Độ nhạy của cần có xu hướng khá gần với hầu hết các nhà sản xuất cần, tuy nhiên các thuật ngữ mà họ sử dụng để mô tả độ nhạy của cần là khác nhau.
Một số nhà sản xuất sử dụng các mức chỉ độ nhạy, khả năng uốn cong sau:
- Mức độ nhẹ
- Trung bình
- Trung bình / nặng
- Rất nặng
Độ nặng chỉ mức khả năng uốn cong của cần tương đương với độ nặng của cá.
Trong khi những nhà sản xuất khác sẽ sử dụng các từ chỉ độ nhạy/uốn cong:
- Chậm
- Vừa phải
- Nhanh
- Cực nhanh
Như vậy độ nhạy có nghĩa là gì? Là khả năng cần có thể uốn cong đến đâu khi chịu sức kéo và độ nặng của một con cá. Các thao tác càng nhanh thì độ cong càng dẻo và hiệu quả khi bạn kéo cá về phía mình.
Phản ứng chậm
Cần câu chậm uốn cong gần đã không còn phổ biến trên các loại cần câu hiện có, bởi vì những cần phản ứng chậm thuộc dòng cần đã cũ, chất lượng vật liệu thường cứng và giòn. Bây giờ, hầu hết đều hướng đến những dòng cần với phản ứng nhanh, độ cong nhanh và tốt giúp cho các cần thủ có những cú ném mồi bật, xa và chuẩn xác. Kể cả khi kéo cá cần phản ứng nhanh sẽ giúp dễ dàng hơn trong thu phục con cá đó.
Tuy nhiên, dòng cần phản ứng chậm thường tốt hơn cho mồi giật và mồi quây nhẹ hơn và dễ ném hơn. Các cần có phản ứng chậm cũng tốt hơn trong việc giữ cho cá mắc câu vì nó linh hoạt hơn trong việc giữ cá dưới nước làm cho cá mệt trước khi kéo nó lên bờ đối với những loài cá to và khỏe.
Dòng cần phản ứng trung bình
Loại cần có phản ứng bình mang lại cho bạn khả năng ném mồi xa hơn một chút nhưng đổi lại là độ nhạy cũng sẽ kém hơn một phần nhỏ.
Một cần với phản ứng trung bình được hướng đến các loại mồi nhẹ hơn, mồi động như nhái nhảy, nhái hơi, mồi tạo action dưới nước và giúp lưỡi câu được cố định trong miệng cá sau khi cá cắn câu.
Cần với phản ứng nhanh phù hợp cho câu những loài cá to và khỏe.
Cần câu nặng hoặc nhanh là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn cần một dòng cần có thể đáp ứng mọi loại hình câu cá và phù hợp với mọi kích thước của cá. Nói vậy cũng đủ hiểu đây là loại cần tốt nhất trên thị trường, dễ dàng sử dụng, phản ứng nhanh giúp cho cần thủ chủ động hơn trong các hành động câu cá.
Sự cân bằng của độ linh hoạt và độ nhạy của cần góp phần tạo ra một cần câu sẽ cho phép bạn ném được hầu hết các loại mồi mồi và rê mồi với độ chính xác tốt.
Nếu bạn thường xuyên câu với mồi nặng, mồi chím thì cần với độ nhạy nhanh sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Phần kết luận
Như vậy tóm lại khi chọn một cần câu bạn cần chú ý đến những điều gì? Trước hết chính là ngân sách của bạn, loài cá mà bạn hướng đến trong buổi câu cá đó, loại mồi mà bạn sử dụng. Cá nhân tôi thường lựa chọn chiếc cần với mức giá mềm, độ nhạy và độ cong trung bình vì nó phù hợp với câu cá nước ngọt ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu bạn tính đến câu cá nước mặn thì một chiếc cần với mức giá khá cao, độ cong và độ nhạy nhanh sẽ là chiếc cần tốt nhất cho bạn để chinh phục những chú cá to khỏe.
Ngoài ra, chúng tôi khuyên bạn dùng thử một số cần từ bạn bè (nếu có) để có những trải nghiệm trước, từ đó bạn sẽ biết chính xác loại cần nào phù hợp nhất với bạn. Thêm nữa, nếu bạn câu cá không thường xuyên thì cũng không quá cần thiết phải mua một chiếc cần đắt tiền nếu ngân sách của bạn hạn hẹp. Riêng tôi sẽ cân nhắc với ngân sách từ 70-200$ cho một chiếc cần vì tôi khá thường xuyên đi câu.
Hãy nhớ rằng một chiếc cần đắt tiền cũng không thể biến bạn thành một chuyên gia câu cá, do vậy đối với những người mới câu cá, hãy lựa chọn một chiếc cần với mức giá mềm và độ nhạy trung bình là tốt nhất.
Leave a comment