Jigging

Nguồn gốc của bộ môn câu Jig biển sâu

Yoichi Mogi được coi như bậc thầy của môn câu jigging, là môt tay câu bờ từ đầu năm 1990,ông ta bắt đầu ưa thích môn câu jig khi các dụng cụ câu môn này còn ở giai đoạn sơ khai vào lúc đó: dây câu to,cần quá dài,mồi jig nặng làm cho kỹ thuật câu trở nên cồng kềnh vướng víu,khó thao tác.Sức hãm dây và độ dãn dây câu bị giới hạn chỉ ở mức sâu 50m,nên khi người câu thả mồi ở quá 50 m (150ft) là không thể câu được,tạo cho những dân câu jig nghĩ bất cứ cái gì ở quá độ sâu đó là “tử địa”.

   Nhưng tất cả đều thay đổi vào một ngày khi Mogi tìm cách thử nghiệm cách câu mới theo lời khuyên của một thuyền trưởng chiếc tàu World Marine Amami chuyên đi câu xa ngoài khơi ở phía nam Nhật Bản.Viên thuyền trưởng cho biết đã nhìn thấy dáng hình to lớn những con cá ở khoảng độ sâu 100m (300ft) trên máy tầm ngư.Ngay thời kỳ bắt đầu có dây braid (Nhật bản họ gọi là dây PE) nên Mogi dùng dây này với con mồi jig nặng câu thử,và ông ta đưa lên thuyền nhiều cá lớn từ tầng nước được mệnh danh là tử địa.Từ đó môn câu jig dưới đáy sâu bắt đầu kỷ nguyên mới.

   Mogi tiếp tục đẩy kỹ thuật câu jig tới giai đoạn giới hạn mới,ông ta nâng sức chịu đựng dây braid từ 18kg (40kg) lên 45kg (100lbs) và thấy dây quá cứng,làm cho dụng cụ câu trở nên quá tải.Lưỡi câu bị duỗi thẳng,cần kêu răng rắc ở khoảng giữa,máy câu bị đứng trong khi kéo cá.

   Những hãng sản xuất dụng cụ câu được phản hồi bởi những chi tiết yếu kém này nên họ bắt đầu gửi tới cho Mogi những dụng cụ câu chế tạo mới nhất để câu thử nghiệm như cần,máy,dây,v,v…ông ta dùng thử và đúc kết những khiếm khuyết xảy ra,gửi lại cho hãng để cải tiến thêm tính năng thích hợp hơn với môn câu jig dưới đáy sâu.

   Tuy nhiên Mogi không phải là người phát minh ra dụng cụ câu mới,ông ta cho ý kiến dùng lưỡi đơn buộc vào mồi jig gọi là “assist hook” hay còn gọi là “stinger hook” mà nay đã rất phổ biến trong dân câu jig.Mogi quả quyết rằng hệ thống lưỡi đơn này rất ít khi vướng đáy hoặc được cá nhưng nếu dính,nó giữ cá rất chắc,tốt hơn là dùng lưỡi ba chấu.

   Hiện nay Mogi bỏ ra khoảng 250 ngày đi câu trong một năm,150 ngày câu trên thuyền,ông vẫn tiếp tục chia sẽ kinh nghiệm cách câu jig của dân Nhật với dân câu thế giới,Mogi thường quay về Nhật với những ý tưởng câu mới được thu thập và học hỏi từ các dân câu bản xứ hoặc các tay câu chuyên nghiệp khắp nơi.

   Một trong những kỹ thuật câu mồi giả thời xa xưa bây giờ được phổ biến nhiều nhất khắp thế giới,nguồn gốc nguyên thủy nó phát sinh từ quần đảo Polynesia,đó là môn câu jig,nó đã lan rộng khắp nơi,từ châu Á,châu Đại dương,châu Âu và châu Mỹ.

   Nếu ngày xưa bắt được cá lớn có nghĩa là phải chịu khó dùng cần câu dài,mồi câu,dây câu nặng để bắt cá làm mất nhiều thời gian,bây giờ với những phát minh mới của kỹ nghệ tân tiến,nó đưa môn câu jig của thế kỷ trước bước vào thời đại tối tân hoá.

   Rất nhiều những cải tiến mới về dụng cụ câu jig do Yoichi Mogi nhận xét và hướng dẫn vào đầu năm 1990 được chế tạo.Từ những ý tưởng mới mẻ đó các hãng sản xuất dụng cụ câu của Nhật đã hoàn toàn thay đổi thiết kế đồ nghề câu biển,kết quả là có cần câu nhẹ,máy nhỏ,mạnh khiến cho môn câu jig với dây braid trở nên thích thú hơn,nó cũng kéo dài thêm danh sách những người câu đã đạt được kết quả mỹ mãn thay vì chỉ có riêng một ít người chuyên môn dùng dụng cụ câu hạng nặng cũ kỹ.

Hiệu quả môn câu jig

  Định vị trí và trình bày con mồi jig là chìa khóa thành công của chuyến đi câu,người thuyền trưởng giỏi là người biết được nơi đâu có cá và làm sao cho người câu jig có cơ hội may mắn đạt được sự thành công khi tàu neo đúng chỗ.Thuyền neo đúng chỗ giúp người câu có ưu thế: dễ thả con mồi jig chính xác vào nơi cá sinh sống.

Nếu thuyền neo chính xác trên vùng nước cạn,và độ sâu đáy xác định rõ được,người câu jig có thể câu giật thẳng đứng,thả mồi đúng độ sâu mong muốn rồi thao tác câu sẽ hiệu quả hơn là thả mồi giật đại. Khi thuyền trưởng đậu tàu phía trên dòng hải lưu ngược,xa với rạng điểm cá tụ,ta nên tính thời gian đủ để thả mồi jig trôi theo dòng chảy đạt tới điểm đáy mong muốn.

Một khi thuyền đậu đúng chỗ,tất cả tùy thuộc theo người câu jig muốn nhử mồi cho cá cắn câu là phải trình bày con mồi thật sống động,cá có thể tấn công mồi ngay tức khắc vào lúc chúng đang đói săn mồi,hoặc chúng tấn công mồi bất thình lình do bản năng, nếu con mồi jig trình bày và thao tác đúng cách.Cả hai sự kiện trên cho thấy mấu chốt quan trọng trong việc trình diễn con jig qua sự thao tác máy và cần câu.Người Nhật,với sáng tạo kỹ thuật cao về câu jig thường thao tác theo cách gọi “mechanical jigging” hay “fast pitch,short jerk”,cả hai phương pháp này rất hiệu quả và ít mệt hơn là phương pháp “speed jigging”.

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *