Cần thủ Hoàng Bình chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân khi chơi dù câu lục, các anh em đọc và cảm nhận
“ ôi zời , chơi dù thì cần c gì phải cạp , cứ đánh full dù cho sướng “ “ câu lục chứ câu lure đâu mà phải cạp “
Câu nói này chỉ đúng cho những người chơi dù nổi số lớn từ 2.5 trở lên vì tải trọng và độ bền của loại dù này rất cao, cao hơn dù chìm cùng size
Khi chơi dù chìm với kinh nghiệm của bản thân
– Chỉ lắp 1 cữ 80m-100m dù chìm bên trong độn cước size 4-5. Đầu cạp dây dù nổi size 2.5-3
– Điểm đầu dây khi đi câu là vị trí thường xuyên bị va chạm cọ sát với phao, chướng ngại vật , bờ kè, cọc , rào ….
Vì vậy trong khoảng 10m đầu dây nên trang bị loại dây size lớn có thể chịu mài mòn tốt.
Khi đầu dây này bị sờn hỏng ta có thể cắt đi thay mà ko làm ảnh hưởng đến độ dài của dây trục chính
– Dù chìm có tải trọng thua dù nổi nên khi câu việc hạn chế đừng để dây vượt hạn mức tải là điều quan trọng nhất
– Dù chìm số 2.5 khi mới có tải trọng là 32 lb tương đương 15 kg .
– Máy dùng câu lục thường có drag 15kg khi khoá máy
Trong trường hợp dây dù mới thì dây và máy tương đối đồng bộ và dây có thể chịu được tải máy. Nhưng nó sẽ bị nhão dây và đứt từng sợi đan nhỏ. dùng 1 thời gian dây dù sẽ xuống cấp và sẽ xuống tải. Khi đó nếu khoá máy chết, lực kéo của cần + sức chạy của con cá = đứt dây
– Để hạn chế sự xuống cấp của dù chỉ nên để máy ở mức drag 8-10 kg
– Đừng ép dây dù chìm tới hạn mức của dây, vì khả năng bo kéo tải lớn không phải là điểm mạnh của dòng dù này.
– Dây cước số 4 tải 16lb (~7kg) có thể bắt con trắm đen 25kg
Dây dù số 2.5 tải 32lb giật con cá chép 5kg bị nổ
Xảy ra hiện tượng này nguyên nhân sâu xa là do cách chơi
-Sợi dây dù là loại dây có tỉ lệ giãn cực thấp. Nên khi câu hạn chế lực giật sốc quá lớn
-Dù chìm là loại sợi có khả năng thấm nước và dễ mủn nên việc loại bỏ nước và tảo bám bẩn trên dù sau khi đi câu là chuyện đương nhiên.
* Đối với các cần thủ có xuất phát điểm hoặc có chơi bộ môn lure thì việc rửa cần, xả nước ngâm dây+ mồi là điều đương nhiên phải làm sau khi câu thì cần thủ câu lục ít ai làm được như vậy
Môi trường nước tại các hồ câu hiện nay thường là hồ nước tù đọng lâu ngày, lượng tảo , khuẩn , axit , kiềm trong nước hồ rất cao. Vì vậy sau khi câu công tác bảo quản dây là cực kì cần thiết
Mình đã từng hướng dẫn cho nhiều người cách bảo quản dây dù chìm khi không có đủ dụng cụ bảo quản nhưng ít ai làm được đúng như mình hướng dẫn . Hôm nay tròn phạm vi bài viết mình xin được tóm tắt lại cách bảo quản dây dù chìm và cách hạn chế việc đứt hỏng
Cách bảo quản
Dụng cụ cần thiết : giẻ khô, bát gỗ
# Khi thu đồ nghỉ câu. Ném 1 nhát cuối cùng để phao đi thật xa, dùng giẻ khô nắm nhẹ vào sợi dây và quay máy. Động tác này giúp loại bỏ phần lớn nước , tảo bẩn bám trên sợi dây
# Khi về nhà dùng bát gỗ quấn tháo dây ra khỏi máy. Trong khi thực hiện thao tác này nếu đồng thời rửa lại dây được bằng nước sạch thì tốt nhất
Lí do sử dụng bát gỗ : gỗ khô sẽ rút nước ra khỏi dây dù nhanh , bát gỗ có chu vi lớn nên tiết diện dây dù khi quân trên bát gỗ lớn sẽ khiến nước bay hơi vào không khí và ngấm vào bát gỗ nhanh.
Việc rút nước khỏi dây càng nhanh càng tốt để tránh việc vi khuẩn và lượng tảo tồn dư trên dây dù hoạt động gây phân huỷ dây
Để bát quấn dây ra nơi khô thoáng
Nếu không có bát gỗ thì nên để máy câu ra nơi khô thoáng hoặc tháo lô để ra nơi khô thoáng. Tránh việc để máy trong túi hoặc hộp kín vì môi trường ẩm thấp là nơi vi khuẩn và tảo hoạt động rất mạnh
Đánh 1 thời gian thấy dù xuống cấp thì nên thay lượt dây mới. Hiện nay các loại dù thường có size 300m. Cắt làm 3 đoạn 100m dùng làm 3 lượt là hợp lý.
Một số loại dù chìm tốt cho câu lục:
- Sufix 131 -> Dây có độ mịn cao, tải cá tốt, bện bằng 13 sợi (12 sợi bện xung quanh 1 sợi lõi). Chìm tương đối, độ bền tốt
- YGK Oh Dragon -> Dây có độ chìm tốt sợi hơi thô, độ bền ở mức tương đối
Một số loại dù nổi tốt cho câu lục:
- YGK G-soul X8 – Tải cá cao, sợi mịn và dai, không ngậm nước.
- Shimano Pitbull X12 – Tải cá cao nhất hiện nay, dây rất dai y như cái tên của nó vậy. Dây có độ bền tốt và không ngậm nước.
Leave a comment